Nước cốt dừa là một nguyên liệu không thể thiếu để làm các món ăn vặt ngon như kem, chè xôi, bánh hay những món ăn rim, thức uống giải khát. Thay vì mua nước cốt dừa chế biến sẵn, tại sao bạn không thử tự tay chế biến nước cốt dừa tại nhà. Vừa đảm bảo an toàn vừa có được hương vị thơm ngon bổ dưỡng. Hãy cùng tham khảo 3 cách làm nước cốt dừa tại nhà dưới đây để trổ tài khéo léo vào bếp của bản thân thôi nào.
1. 1. Cách làm nước cốt dừa từ dừa tươi
Trước khi bắt tay vào chế biến nước cốt dừa từ dừa tươi bạn cần phải chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu như sau:
- 2 quả dừa tươi đã khô vỏ
- 600ml nước
- Dụng cụ thực hiện: Máy xay sinh tố, đũa, rây lọc, dao, ly, cốc…
(Phần nguyên liệu này sẽ dành cho đủ 3 người thưởng thức)
Sau khi đã chuẩn bị nguyên liệu sau, chúng ta tiến hành làm nước cốt dừa. Cách làm nước cốt dừa từ dừa tươi được thực hiện như sau:
Bước 1: Sơ chế các nguyên liệu
Mua quả dừa về bạn sẽ thấy có 2 lỗ nhỏ trên quả dừa, chỉ cần dùng đữa hoặc tua vít để đục lỗ. Sau đó bạn úp ngược quả dừa vào một chiếc cốc để cho nước dừa chảy hết ra.
Tiếp theo, bổ đôi quả dừa và hơ trên lửa để dễ dàng tách phần cùi dừa và vỏ dừa màu nâu ra. Sử dụng mũi dao nhọn để tách cùi dừa, bỏ phần vỏ màu nâu ở bên ngoài đi.
Chuẩn bị sẵn một chiếc nồi và đun nóng 600ml nước cùng phần nước dừa tươi vừa lấy ra.
Bước 2: Cách làm nước cốt dừa
Cắt cùi dừa thành từng miếng nhỏ hoặc bạn có thể dùng dụng cụ nhỏ để nạo dừa để hỗ trợ cho việc xay. Sợi dừa càng nhỏ thì vắt được càng nhiều nước.
Cho sợi cùi dừa vừa nạo vào máy xay sinh tối cùng hỗn hợp nước dừa đã đun sôi ở bước 1, bật máy xay sinh tố và tiến hành xay đến khi nhuyễn mịn thì dừng.
Sử dụng một chiếc rây hoặc dụng cụ dùng để lọc hỗn hợp đã xay nhuyễn ở trển. Chắt lấy phần nước cốt dừa và loại bỏ phần cặn bã ra ngoài.
Bước 3: Thành phẩm nước cốt dừa thơm ngon
Sau khi có được thành phẩm nước cốt dừa, thưởng thức bạn sẽ cảm nhận được hương vị thơm ngọt, béo ngậy sánh mịn rất hấp dẫn. Ăn cùng các món như chè thì không còn gì tuyệt vời hơn nữa.
Mẹo nhỏ cách bảo quản nước cốt dừa và cách làm nước cốt dừa thành công
- Cách bảo quản: Nước cốt dừa sau khi nguội bớt thì cho vào hũ hoặc lọ thủy tinh có nắp đậy kín, để trong ngăn mát tủ lạnh từ 2-3 tuần.
- Cách chọn quả dừa: Nên chọn những quả dừa khô và hơi già một chút. Khi cầm dừa trên tay thấy nặng tạt và khi lắc sẽ nghe thấy được tiếng nước bên trong.
- Nếu như dùng nước cốt dừa nấu chừ, bạn nên cho phần cốt dừa vào nồi để đun nóng lên và sau đó cho thêm một chút muối, 1 thìa canh bột năng vào để tạo độ sánh mịn cho nước cốt dừa.
2. 2. Cách làm nước cốt dừa bằng bột
Nước cốt dừa chính là thành phần khiến cho bất kỳ món chè nào cũng trở nên béo ngậy và ngơn hơn. Sau đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách làm nước cốt dừa với bột năng siêu đơn giản tại nhà. Tuy nhiên, đầu tiên hãy cùng chuẩn bị các nguyên liệu như sau:
- 400g dừa cơm hoặc 1 quả dừa
- 200ml nước nóng đun sôi
- 40g bột năng
- 10g muối
- 10g đường
- 1 ống vani
- Túi vải lọc hoặc rây lọc, cốc, máy xay sinh tố, một chiếc nồi…
Lưu ý nhỏ: Nếu chọn mua dừa cần chú ý chọn quả dừa khô và đã già. Nhớ phải lắc quả dừa lên để nghe được tiếng nước dừa bên trong. Cầm trên tay quả dừa thấy nặng tay thì đây chính là quả dừa ngon.
Tiến hành làm nước cốt dừa với bột được thực hiện qua 03 bước sau đây:
Bước 1: Lọc nước dừa và tách cùi dừa
Nước dừa: Dùng đầu dao nhọn hoặc bất cứ vật sắc nhọn nào để chọc thủng hai lỗ màu đen trên quả dừa. Bạn yên tâm là hai lỗ này rất mềm nên dễ dàng chọc thủng, sẽ không khó khăn với bạn đâu nhé. Khi lỗ đã thủng thì dốc ngược quả dừa vào một chiếc cốc.
Cùi dừa: Sử dụng dao để tách phần vỏ màu nâu và cùi dừa. Hoặc có thể bổ đôi quả dừa, hơ qua phần vỏ qua lửa để tách phần cùi và vỏ được nhanh hơn.
Bước 2: Sơ chế phần cùi dừa
Miếng cùi dừa lớn nên nạo sợi nhỏ để xay nhuyễn dễ dàng hơn.
Chuẩn bị một chiếc nồi lớn, đổ 200ml nước lọc rồi đun sôi. Khi sôi thì tiếp tục đổ phần nước dừa nguyên chất ở bước 1 vào.
Chuẩn bị máy xay sinh tố, cho dừa nạo sợi cùng hỗn hợp nước đun sôi vào máy xay và tiến hành xay nhuyễn. Trong quá trình xay có thể cho thêm một chút nước ấm vào. Khi thấy hỗn hợp sánh mịn và nhuyễn nát thì dừng tắt máy.
Lưu ý nhỏ: Nên chia cùi dừa nạo thành những phần nhỏ để xay từ từ và đến khi xay được nhuyễn hoàn toàn nhanh nhất.
Bước 3: Thành phẩm nước cốt dừa với bột năng
Sử dụng túi vải hoặc rây lọc để lọc nước cốt dừa ra khỏi bã, Lúc này ta thu được phần nước được gọi là nước cốt dừa.
Cho phần nước vào nồi, bật bếp và cho thêm đường vào. Vừa đun vừa khuấy cho thật đều tay là được. Khi nước bắt đầu sôi thì cho thêm chút bột năng vào để tạo độ sánh mịn.
Cuối cùng ta thêm một chút vani vào cho thơm. Phần nước cốt dừa thu được có màu trắng và dậy mùi thơm đặc trưng của dừa. Bảo quản nước cốt dừa trong hộp đựng thủy tinh và để trong ngăn mát tủ lạnh thì hạn sử dụng sẽ được kéo dài hơn.
3. 3. Cách làm nước cốt dừa với sữa tươi
Tương tự với hai cách chế biến ở trên, cách làm nước cốt dừa với sữa tươi cũng rất đơn giản và dễ dàng thực hiện. Trước khi bắt tay trổ tài vào bếp thì cần chuẩn bị đầy đủ các phần nguyên liệu, cụ thể:
- 2 quả dừa hoặc 1kg cùi dừa già
- 1 lít nước dừa
- 1 chén sữa tươi
- 2 thìa cà phê đường
- 1 thìa canh bột năng
- 1/2 thìa cà phê muối
- 1 ít lá dứa
- Các dụng cụ: Nồi, máy xay sinh tố, rây lọc, chén…
Khi đã có đầy đủ nguyên liệu, chúng ta bắt đầu vào chế biến nước cốt dừa cùng sữa tươi. Các bước làm như sau:
Bước 1: Sơ chế quả dừa và lá dứa
Quả dừa thì dùng dao hoặc vật sắc nhọn để đục lỗ ở hai mắt dừa, trút hết nước ra một chiếc chén rồi bổ đôi trái dừa ra. Cho dừa hơ trên lửa hoặc để vào lò vi sóng trong 10 phút, như vậy sẽ tách vỏ dừa và cùi dừa nhanh chóng hơn.
Sau đó nạo dừa thành sợi thật mỏng và nhỏ. Cho vào máy xay sinh tố cùng 500ml nước lọc và xay tới khi thật nhuyễn thì dừng. Dùng rây hoặc vải lọc để lọc phần nước và bã ra. Phần nước ta thu được gọi là nước cốt dừa.
Nếu như không có thời gian nhiều, bạn nên mua cùi dừa đã tách sơ chế sẵn ngoài chợ.
Đối với lá dứa, rửa thật sạch bằng nước và để cho ráo nước.
Bước 2: Cách làm nước cốt dừa với sữa tươi
Phần nước cốt dừa thu được ở bước 1, bạn hãy cho vào nồi đun sôi ở mức lửa nhỏ. Sau đó cho thêm đường, muối và bột năng vào, vừa nấu vừa khuấy cho thật đều tay.
Khi hỗn hợp bắt đầu sánh mịn thì cho thêm lá dứa vào cho thơm. Hỗn hợp sôi đều, tiếp tục cho thêm sữa tươi vào nồi.
Đợi đến khi hỗn hợp sôi sánh mịn một lần nữa thì tắt bếp.
Bước 3: Thành phẩm nước cốt dừa với sữa tươi
Nước cốt dừa thành phẩm sẽ có màu trắng như sữa, mùi thơm dịu của dừa và lá dứa, nhìn sánh mịn trông rất hấp dẫn. Giờ đây, hãy thưởng thức cùng gia đình thôi nào.
Sự thật có thể thấy, cách làm nước cốt dừa tại nhà rất dễ và đơn giản phải không. Việc tự tay làm nước cốt dừa sẽ đảm bảo an toàn hơn so với việc mua lon đóng sẵn bởi bên trong thành phần có ẩn chứa thành phần chất bảo quản và hương liệu tổng hợp không tốt cho sức khỏe. Với 3 cách chế biến nước cốt dừa ở trên, chúng tôi chúc bạn sẽ sớm thành công!